PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG

I. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN

1. Chức năng

Quản lý về công tác thư viện. Tổ chức thực hiện công tác lưu trữ và khai thác thông tin, sách, báo, tạp chí, tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

2. Nhiệm vụ

Tham mưu giúp Ban Giám hiệu xây dựng, quy hoạch, kế hoạch hoạt động ngắn hạn và dài hạn của Trung tâm Thông tin Thư viện, tổ chức điều phối toàn bộ hoạt động thông tin, tư liệu thư viện trong nhà trường.

Xây dựng kế hoạch phát triển theo hướng hiện đại. Từng bước xây dựng phát triển thư viện thành trung tâm tìm kiếm thông tin của trường Đại học Thái Bình.

Lập kế hoạch bổ sung phát triển nguồn lực thông tin trong nước và nước ngoài đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của nhà trường.

Tổ chức sắp xếp lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu, xây dựng hệ thống tra cứu thích hợp, thiết lập mạng lưới truy cập và tìm kiếm thông tin tự động hóa, biên soạn xuất bản các ấn phẩm thông tin theo quy định của Pháp luật.

Tổ chức quản lý theo hướng sử dụng các thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ phục vụ.

Mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan thông tin thư viện.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ nhân viên Thư viện.

Thực hiện công tác tổng hợp về hoạt động của thư viện, thống kê và báo cáo kịp thời theo yêu cầu của Ban Giám hiệu nhà trường.

Tổ chức, quản lý cán bộ, tài sản theo sự phân cấp của Hiệu trưởng. Bảo quản, kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản khác…

 

 

 

 

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. GIỜ PHỤC VỤ

GIỜ LÀM VIỆC CỦA THƯ VIỆN

  -  Các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu

        Sáng         7g00 -> 11g00

        Chiều      13g30 -> 17g00

  -  Thư viện đóng cửa trước 15 phút mỗi buổi để Thủ thư sắp xếp tài liệu.

 

III. SƠ ĐỒ THƯ VIỆN

* Vị trí: Trung  tâm Thư viện Trường Đại học Thái Bình nằm ở tầng 01 giảng đường nhà F.

 

 

 

                    Lối vào phụ Lối vào phụ        

                   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN III: HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

1. Phòng Đọc sách:

             02 phòng đọc với hơn 500 chỗ ngồi, hệ thống điều hòa không khí, máy tra cứu sách tạo điều kiện thuận lợi cho độc giả trong việc nghiên cứu và học tập.

 

 

2. Kho sách:

             Số đầu ấn phẩm là trên 14.000 với 76.000 cuốn sách, hệ thống mượn trả sách đọc tại chỗ, cũng như mượn trả sách về nhà nhanh chóng và thuận lợi. Kho sách được phân loại và sắp xếp theo khung phân loại DEWAY của Mỹ rất khoa học, dễ tìm theo chủ đề, môn loại của sách, hoặc tra cứu trên máy theo những thông tin cần tìm của sách như: tên sách, tên tác giả, môn loại hoặc năm xuất bản,...

 

 

 

4. Nhà sách sinh viên  ( siêu thị) và phòng internet.

Bán phục vụ sinh viên với giá ưu đãi rẻ hơn ngoài thị trường từ 10% đến 30% tùy từng mặt hàng:

 Văn phòng phẩm: vở, tập, bút, máy tính, bút xóa, thước kẻ, ....

 Dụng cụ thí nghiệm: Đồng hồ vạn năng, bút thử điện, IC, mỏ hàn điện, kìm điện, dao tiện, vật dụng ngành may, ... đầy đủ vật dụng thí nghiệm cho sinh viên các viện, khoa, trung tâm khi vào xưởng thực tập.

 Vật dụng sinh hoạt hàng ngày (cho sinh viên nội trú) như xà phòng, dầu gội, kem đánh răng, khăn mặt, khóa cửa, máy nghe nhạc, headphone, ....

 Qùa lưu niệm: thiệp, đồng hồ, quà tặng, chuông gió, ... đầy đủ để phục vụ các bạn mua quà sinh nhật bạn bè, ngày lễ tình nhân, ngày 8/3, ....

 

 

 

 

4. Phòng đọc báo và tạp chí:

Số tựa báo là 40, với hàng nghìn tờ báo các loại được cập nhật mới hàng ngày phục vụ cho bạn đọc tiếp cận các thông tin mới nhất về: chính trị, kinh tế, xã hội, .... Báo và tạp chí được sắp xếp theo chủ đề và thời gian tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin.  Với 112 chỗ ngồi, hệ thống điều hòa không khí khô, mát.

 

 

5. Phòng học nhóm:

Gồm 05 phòng học nhóm với sức chứa 25 người/phòng, có hệ thống điều hòa không khí. Phòng học nhóm được cách âm với môi trường bên ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội thảo,  tiểu luận theo nhóm, đồ án môn học, seminar theo chuyên đề, ...

 

6. Phòng Đa phương tiện:

Gồm 30 bộ máy tính tốc độ cao được nối mạng LAN, hệ thống Media, đường truyền CÁP QUANG tốc độ cao, hệ thống WIFI, điều hòa không khí tạo điều kiện thuận lợi cho việc học trực tuyến, tìm kiếm tài nguyên thư viện trên internet,....

 

PHẦN IV: TIN TỨC SỰ KIỆN

1. TIN THƯ VIỆN

10 kỷ lục thế giới liên quan đến sách

 

Để tôn vinh ngày Sách thế giới năm 2014, Tổ chức Kỷ lục Guiness Thế giới đã công bố 10 kỷ lục thế giới liên quan đến sách.

1-Nhà văn ít tuổi nhất

Dorothy Straight (Washington DC) đã viết cuốn tiểu thuyết How the World Began ở tuổi lên 4 và được xuất bản vào năm 1962. Đây là cuốn sách do Pantheon Books ấn hành và Straight luôn giữ vị trí người cầm bút trẻ nhất trong lịch sử các tác giả có tác phẩm được xuất bản. Adauto Kovalski da Silva đã trở thành cây bút nam ít tuổi nhất với cuốn sách Aprender é Fácil, được xuất bản tháng 10/2005 khi tác giả này mới lên 5 tuổi.

2-Tác giả viết cho người lớn có thu nhập cao nhất

Liên quan đến lượng sách bán và thu nhập, James Patterson là nhà văn chuyên viết cho người lớn thành công nhất trên thế giới. Ông đã bán được trên 200 triệu cuốn sách kể từ năm 1992 và tính đến thời điểm 6/2010, ông đã kiếm được 46,5 triệu bảng.

JK Rowling nắm giữ kỷ lục về tác giả sách truyện thiếu nhi có thu nhập hàng năm cao nhất. Trong hai năm 2007-2008, theo danh sách 100 người nổi tiếng được tạp chí Forbes công bố năm 2008, bà đã thu được 150 triệu bảng.

3-Buổi ký tặng sách có quy mô lớn nhất

Trong lễ ký tặng sách của mình được tổ chức tại Shenyang, Trung Quốc vào tháng 1/2013, Sammy Lee – tác giả của cuốn tiểu thuyết Autopilot Leadership Model đã ký tặng cả thảy 4649 cuốn.

4-Cuốn sách được bán nhanh nhất

Harry Potter and the Deathly Hallows (Harry Potter và bảo bối tử thần), cuốn sách tập 7 trong bộ truyện tiểu thuyết hư cấu của JK Rowling đã bán được 8,3 triệu bản sách ngay trong 24 giờ đầu tiên sau khi tung ra thị trường ở Mỹ vào tháng 7/2007 – tính ra là mỗi giờ bán được 345.833 cuốn sách.

5-Giá sách chân rời đầu tiên trên thế giới

Đây là giá sách được thiết kế theo yêu cầu của nhà lưu trữ hồ sơ Samuel Pepys vào năm 1666 và hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Victoria and Albert ở London. Pepys đặt làm một giá sách và ông yêu cầu người thợ mộc của mình đóng cho ông một bộ gồm nhiều giá sách chân rời có gắn kèm các cửa kính bảo vệ. Ông cũng hướng dẫn những người thợ sửa sách mạ vàng gáy của các cuốn sách của mình.

6-Bộ sưu tầm sách cá nhân lớn nhất

Kỷ lục này thuộc về John Q. Benham ở Avoca, Indiana – tủ sách cá nhân của ông có tới hơn 1,5 triệu cuốn sách.

7-Chương trình đọc sách có thời lượng dài nhất

Hoạt động đọc sách này được một người có tên là Deepak Sharma Bajagain ở Tudikhel Ground (Nepal) thực hiện vào tháng 8/2008 và trong suốt 113 giờ và 15 phút của chương trình, ông đã trích đọc cả thảy 17 cuốn sách khác nhau.

8-Thư viện ở vị trí cao nhất

Thư viện ở vị trí cao nhất thế giới được đặt tại tầng 60 của Khách sạn JW Marriott tại Quảng trường NGÀY MAI ở Thượng Hải, Trung Quốc. Thư viện này được đặt tại độ cao 230.9m so với mặt đường. Mọi người dân đều có thể đến làm thẻ thư viện và trong 103 giá sách của thư viện có chứa cả sách bằng tiếng Trung Hoa và tiếng Anh.

9-Cuốn sách có bản quyền được bán chạy nhất

Guinness World Records (Các kỷ lục Guiness thế giới) là cuốn sách bán chạy nhất nếu không kể đến các tác phẩm không mang tính bản quyền như Kinh Thánh và Kinh Coran. Cuốn sách này được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 10/1955 và lượng sách bán ra trên toàn cầu bằng 37 thứ tiếng đã vượt quá con số 124 triệu bản tại thời điểm tháng 10/2010.

10-Cuốn sách ít người đọc nhất

Đó là cuốn Simon Cowell: The Unauthorised Biography của tác giả Chas Newkey-Burden. Một cuộc khảo sát vào năm 2010 về các cuốn sách ít được đọc nhất do Travelodge guests thực hiện đã cho thấy cuốn sách trên là tác phẩm ít người biết đến nhất.

____________

 

2. Hình ảnh